Thursday, 2024-11-28, 8:42 AM
Welcome Guest | Registration | Login

Site menu
Login form
Search
Calendar
«  November 2024  »
SuMoTuWeThFrSa
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
Our poll
Rate my site
Tổng số trả lời: 19
Site friends
  • Create your own site
  • GUIDE TO LIFE IN JAPAN

    NHỮNG THAN PHIỀN TỪ PHÍA NGƯỜI NHẬT


       Có rất nhiều nghiên cứu sinh từ nhiều nơi trên thế giới đến NB để học. Bời vì việc tiếp nhận nghiên cứu sinh cũng mang tính chất giao lưu quốc tế nên phía ngưới Nhật đương nhiên cũng cần phải học hỏi để biết được những phong tục tập quán, cách nghĩ của đất nước những người NCS. Tuy nhiên không thể nào đói hỏi tất cả người Nhật nào phải thấu hiểu những điều này ngoại trừ những người có liên quan đến việc tiếp nhận NCS.
       Vì vậy người NCS cần phải nỗ lực để nắm bắt được cách sống tác phong  cũng như chẩn mực đạo đức. dưới đây là những lới than phiền phản ảnh của phần lớn người Nhật đối với nghiên cứu sinh:

        *Đi giầy dép vào nhà
        *Để nhà bếp bị dơ và đổ mọi thứ xuống cống thoát nước
        *Không tuân theo luậ lệ cộng đồng , chẳng hạn như cách đổ rác
        *Làm ngẹt toa lét, không xả nước sau khi sử dụng
        *Tụ tập ồn ào vào buổi tối, gây phiền hà hàng xóm
        *Vứt kẹo cao su, ly mì gói qua cửa sổ
        *Tự nhiên thử hàng hoá trong tiệm, trả giá chỉ bằng một nửa
        *Làm dơ bàn khi ăn uống
        *Mặc dầu có gạt tàn thuốc nhưng lại gạt xuống nền nhà
        *Phun nước bọt không những ở nơi công cộng mà là ngay tại trong nhà
        *Phơi quần áo không vắt gay phiền hà cho những người đi bộ bên dưới
          *Đột nhiên đến chơi bất kể sáng hay tối, mà cũng hẳng gọi điện hẹn trước
        *Khị xảy ra tai nạn có thể là do chưa quen với hệ thống bảo hiểm, những người NCS thường hay sử lý theo ý mình cho nên mất rất nhiều thời gian để giải quyết vấn đề.

       Nhửng lời than phiền và phản ánh này đối với người NCS đơn giản xuất phát từ việc học không biết phong tục lối sống ở NB. Vậy để có được không khí thân thiện với người nhật và có một cuộc sống học tập vui vẻ, hãy cố gắng học hỏi và trang bị cho mình một phong cách sống để không phải nhận những lời than phiền như thế




    ĐỜI SỐNG RIÊNG TƯ TẠI NHẬT BẢN




       Vậy người Nhật sẽ sống một cuộc sống như thế nào bên ngoài công sở? Chương này sẽ bàn về cuộc sống riêng tư chung nhất của người Nhật.

    (Trước khi đi làm)

       *Sau khi thức dậy, trước hết họ đánh răng và rửa mặt
       *Chuẩn bị cho bữa sáng , sau khi ăn xong dọn dẹp đĩa và bát ghế
       *Sau đó họ đi vệ sinh
       *Những người nào ngủ bằng đệm thì xếp lại và cất vào tủ. Còn những người nào nằm giường thì dọn dẹp giường
       *Trước khi đi làm họ chỉnh trang lại đầu tóc. Lúc này đàn ông cạo râu còn phụ nữ thì trang điểm. Một vài ngường phụ nữ thì gội đầ và sấy tóc vào buổi sáng được gọi là "asa- shan"

       * Có người đánh răng lại một lần nữa trước khi đi làm
       *Sau bữa sáng họ chuẩn bị đổ rác ở nơi qui định
       *Sau khi kiểm tra xem còn đồ gì không, họ sẽ khoá cửa đi làm

    (Cuộc sống cá nhân sau khi trở về nhà)

       *Sau khi trờ về nhà tất nhiên họ sẽ thay đồ ở nhà
       *Chuẩn bị bữa tối sau khi ăn song dọn dẹp bàn ghế và chén đũa
       *Chuẩn bị nhà tắm và tắm rửa, sau khi tắm xong luôn thay quần áo lót sạch
       *Phụ nữ thì thoa kem chăm sóc cho tay và mặt
       *Giặt đồ và phơi đồ vào buổi tối. Còn những người giặt đồ ngày hôm trước, thì lấy đồ vào xếp ngay ngắn và bỏ vào tủ quần áo
       *Nếu còn thời gian họ sẽ đọc sách báo và xem phim
       *Lấy bộ đồ giường ngủ ra và trải ngay ngắn
       *Đánh răng trước khi đi ngủ
       *Sau khi chuẩn bị cho ngày hôm sau, Đặt báo thức trước khi đi ngủ


    TẦM QUAN TRONG CỦA SỰ KHIÊM TỐN VÀ PHÉP XÃ GIAO

       1. Cách gọi tên

        Người Nhật có tập quán thay đổi cách nói chuyện tuỳ theo mối quan hệ với người mà mình giao tiếp. Trong đó ví dụ điển hình là cách gọi tên NB là một đất nước rất xem trọng vấn đế nghi lễ. Lễ nghi ở đây được hiểu như hành vi tác phong cần thiết cho việc duy trì trật tự, quan hệ lẫn nhau trong xã hội

       Khi gọi tên người khác bằng tiếng Nhật tại nước Nhật, Bạn phải học cách sử dụng từ xưng hô lịch sự cho dù đối phương không phải là người Nhật

       (a) Tên của người Nhật:

    Tên của người Nhật có cấu tạo như sau:

    Họ + Tên =Yamada  + Taro

    "Họ" tên của gia tộc, còn "Tên" là dang xưng cha mẹ đạt cho từng người

       (b) Các loại xưng hô và cách sử dụng

    Khi gọi tên người khác có 3 cách xưng hô phổ biến, đó là: chan, kun và san
      
       *Cách sử dụng "chan"

    Người ta dùng chan dể gọi các bé gái đang học tiểu học và các bé trai chưa vào tiểu học. Các xưng hô chan tạo ra cảm giác về một đứa bé dễ thương và thường được dùng chung với tên

    Vd: Hanako chan / Taro chan

       *Các sử dụng "kun"

    "kun" được sử dụng để gọi những người thanh thiếu niên nhỏ hơn mình. Không dùng cách xưng hô này cho nữ giới. Có 2 cách sử dụng "kun" như sau:

       -Dùng cho các cậu bé: Taro kun
       -Dùng cho học sinh PTTH trở lên: Yamada kun

       *Cách dùng "san"

    "san" được sử dụng cho những người trưởng thành, tốt nghiệp, người không thân thiết lắm, những người lớn tuổi , người bề trên...mà không phân biệt nam hay nữ. "san" thường được dùng chung với họ

       *Cách gọi tên giản lược

    Người Nhật có cách xưng hô giản lược, chỉ gọi bằng tên đối với những người bạn thân, những người cùng cấp bập trong xã hội....cách gọi lược bỏ này gọi là:"Yobisute". Đối với những người NCS, tốt hơn là không nên sử dụng cách xưng hô này

       *Cách xưng hô trong gia đình:

    Trong gia đình, khi bố mẹ gọi con cái, họ thường chỉ gọi bằng tên, còn khi con cái gọi bố mẹ thì gọi bằng otosan, okasan

       *Cách xưng hô trong công ty

    Trong khuôn khổ công việc ở công ty, người Nhật thường sử dụng chủ yếu cách xưng hô san cùng với họ mà không phân biệt nam nữ , cấp bậc trên dưới, tuy nhiên khi gọi những người có chức vụ trong công việc, thì khi xưng hô cũng có thể gọi bằng chức vụ. Ví dụ người ta thường gọi "shachoo" (giám đốc), "buchoo" (trưởng phòng) , "kojochoo" (quản đốc).... và không cần phải gọi họ

       Như đã nói ở trên, trong xã hội NB. Cách xưng hô hết sức phức tạp và có sự phân chia trong cách sử dụng nhửng thành ngữ xưng hô tuỳ theo từng mối quan hệ

       Nếu bạn dùng sai, có thể sẽ làm tổn thương người khác vì sự thất lễ của mình, cách duy nhất là phải tập làm quen dử dụng chúng. Khi các bạn những nghiên cứu sinh gọi tên những người NB, dù bất kỳ trong trường hợp nào, hãy dùng cách xưng hô "họ" cùng với "san"

      
    2. Chào hỏi

       ở NB việc chào hỏi được chú trọng tới mức, trong 1 ngày, hội nghị hay tiệc tùng đều được bắt đầu và kết thúc bằng cách chào hỏi. Chắc chắn là các bạn sẽ được học các loại chào hỏi và cách sử dụng tuỳ theo thời gian trong những giờ học tiếng Nhật, nhưng các bạn hãy ghi nhờ những qui tắc sau:

        *Hãy chào hỏi ngay khi thất dồi phương
        *Những người trẻ tuổi hay có địa vị thấp hơn sẽ chào hỏi trước
    Người Nhật không có thói quen bắt tay nhưng cũng không có gì bất lịch sử khi chúng ta yêu cầu bắt tay với họ


       3. Hãy chú  ý be ngoài của mình

       trong xã hội NB, người ta chú trong vẻ bề ngoài tới mức xem đó như là sự thể hiện nhân cách của một con người. "vẻ bề ngoài ở đây" không chỉ đơn thuần là việc thể hiện tính cách của mình bằng trang điểm hoặc quần áo thời trang mà nó chính là sự quan tâm đến mọi người, sự đúng mực trong thái độ và ngôn từ.

      Ví dụ, sự khác biệt trong trang phục khi đi làm và trang phục trong đời sống hằng ngày. Khi làm việc thì tuỳ theo công việc mà trang phục khác nhau nhưng bắt buộc phải ăn mặc thích hợp với công việc của mình. Những nười tóc tai bù xù, râu ria lỏm chởm không thể nào được xem là những nhân vên thực thụ.

       Hãy nhớ quần áo phải thích hợp với công việc của bạn

       Dưới đây là những phong cách đặc trưng của người Nhật trong cuộc sống hàng ngày

       *Cố gắng lúc nào cũng sạch sẽ để tránh không làm người khác khó chiu
       *Tuân thủ theo những tác phong và chuẩn mựcđạo đức để không gây phiền hà
       *Vì mọi người cần sự yên tĩnh về đêm cho nên người Nhật không la lối gây ồn ào vào buổi tối
       *Trước khi muốn bày tỏ sự bất mãn hay yêu cầu điều gì, đa số sẽ chọn cách hỏi ý kiến của người khác xem mình có ích kỷ, tự tiện hay không

       4. Sự đúng giờ

       Đồng hồ là một vật dụng thiết yếu trong cuộc sống của người Nhật Bản. và bản thân người Nhật rất chú trọng đến thời gian bắt đầu, nhưng thời gian đi làm, thời gian bắt đầu hội nghị, giờ học và tiệc tùng. Ngoài ra khi đến thăm ai, phải gọi điện trước để xin phép và cố gằng không đến trễ.

       Có lẽ đây là ý thức về thời gian mà chỉ riêng người Nhật mới có




             心訓七則 (しんくん ななそく)
                                       
    7 ĐIỀU TÂM HUẤN

    一、よの中で一ばん さびしい事は、する仕事(しごと)のないこと。

       Điều buồn nhất trong đời là không có việc làm.

    一、世の中で一番 悲(かな)しいことは、うそをつく事。

       Điều buồn lòng nhất trong đời là sự nói dối.

    一、世の中で一番 みじめな事は 人間として教養(きょうよう)のない事。

       Điều thảm thương nhất trong đời là không được dạy dỗ làm người.
    一、世の中で一番 みにくい事は、他人の生活をうらやむ事。

        Điều xấu hổ nhất trong đời là ganh tị cuộc sống của người khác.
    一、世の中で一番 美しい事は、全ての物に愛情(あいじょう)を持つ事。

        Điều đẹp nhất trên đời là có tình thương yêu muôn loài.

    一、世の中で一番尊(とうと)い事は、人のために奉仕して決して恩にきせない事。

        Điều đáng kính nhất trong đời là giúp người không mong người trả ơn.

    一、世の中で一番楽しく、立派(りっぱ)な事は、一生涯を貫く仕事を持つという事。

        Điều vui nhất và tuyệt vời nhất trong đời là có thể làm việc suốt đời.

         「天は人の上に人を造らず 人の下に人を造らず」
    (Thượng đế không tạo ra những người có đẳng cấp cao hơn người khác, cũng không tạo ra những người có đẳng cấp thấp hơn người khác.) Chúng sinh đều bình đẳng.  

    平等なはずなのに、貧富の差があるのはなぜか?それは、学問をしているか、していないか、
    その差がそのまま貧富の差になっているからだ。だから、学問をしなさい、ということです。

        Tuy chúng sinh đều bình đẳng, nhưng tại sao lại có sự khác biệt giữa giàu và nghèo? Điều đó là vì có hay không có trình độ học vấn, sự khác biệt đó cứ như thế nó hình thành sự khác biệt về giàu và nghèo.


    ☆ 見込みあればこれを試みざるべからず。
      未だ試みずして先ずその成否を疑う者は、これを勇者というべからず

         Nếu thấy có triển vọng thì không thể không thử.

         Những ai chưa thử mà cứ nghi ngờ không biết có thành công hay không, thì không thể cho là người

         dũng cảm.

     

    ☆「進まざる者は必ず退き、退かざる者は必ず進む」

       "Những ai không tiến lên thì nhất định bị đào thải, những ai không bị đào thải thi nhất định sẽ tiến lên..

     

    ☆「人は生まれながらにして貴賤貧富の別なし。ただ学問を勤めて物事をよく知る者は  貴人となり富人となり、無学なる者は貧人となり下人となるなり」
    Con người vốn không có phân biệt giàu nghèo sang hèn.. Tuy nhiên, người chuyên cần học tập, hiểu rõ chuyện sẽ là người sang người giàu; người không có học vấn sẽ là người hèn người nghèo.”

    ☆「妊娠(にんしん)中に母を苦しめ、生れて後は三年父母の懐(ふところ)を免(まぬか)れず、その洪恩(こうおん)*大きな恩 は如何(いかん)と言えり*どれくらい大きいものかわからないほどだ」    福沢諭吉 ふくざわ ゆきち の言葉より

    "Làm cho mẹ khổ từ trong bào thai, sau khi sinh được 3 năm lúc nào cũng ở trong lòng cha mẹ. Có thể nói hồng ân đó lớn biết dường nào, không thể nào biết được lớn là bao.”

                            Trích từ những câu châm ngôn của Fukuzawa Yukichi

    慶應大学創設者。日本円の最高金額である一万円札に載っている方です。

    Là người sáng lập trường đại học Keiou. Người được in trên tờ 10.000 yên có mệnh giá cao nhất trong đồng tiền yên Nhật Bản.